Điểm du lịch nổi tiếng của Thái Lan: Tỉnh Sukhothai

Trung tâm này có hai toà nhà xây gần hai lò số 42 và 61 trong vùng phát lộ lò nung. Nơi đây trưng bày các món đồ tạo tác và tiến trình phát triển đồ nghề làm đồ gốm thời cổ xưa. Trung tâm mở cửa hàng ngày từ 9:00 đến 12:00 và từ 13:00- 16:00 giờ.


Bối cảnh lịch sử

Sukhothai là Vương quốc đầu tiên của người Thái ở Bán đảo này. Hai vị hoàng tử là Pho Khun Pha Muang của thành phố Rat và Pho Khun Bang Klang Hao của thành phố Bangyang kết hợp lực lượng chiến đấu chống người Khmer lúc đó đang cai trị một đế quốc rộng lớn bao gồm toàn bộ vùng này của thế giới.

Hai vị hoàng tử đuổi được người Khmer ra khỏi Sukhothai, là khu vực đồn tiền phương chính của Đế quốc Khmer, và lập đô tại đây vào năm 1238. Trước sự hối thúc của nhân dân lập vua, Hoàng tử Pho Khun Bang Klang Hao lên ngôi xưng là Pho Khun Si Indrathit.

Vua Si Indrathit có hai người con tên là Pho Khun Ban Muang và Pho Khun Ramkhamhaeng. Sau khi vua cha qua đời, Hoàng tử Pho Khun Ban Muang kế vị. Người em là Hoàng tử Pho Khun Ramkhambaeng lên ngôi vào năm 1278 và cai trị trong 40 năm, trở thành Đại Vương đầu tiên của người Thái.

Vua Ramkhamhaeng là một trong những chiến binh giỏi nhất của đã biến Sukhothai trở thành một vương quốc hùng mạnh và rộng lớn bao gồm nhiều vùng hiện nay thuộc các quốc gia lân cận. Một số cổ thành đã triều cống vị vua này.

Vua Ramkhamhaeng mở mang quan hệ chính trị trực tiếp với Trung Hoa và đến nước này hai lần: lần thứ nhất vào năm 1282 để thăm viếng Hoàng đế Hốt Tất Liệt và lần thứ hai vào năm 1300 sau khi Hốt Tất Liệt chết.

Trở về sau chuyến đi lần hai, Vua Ramkhamhaeng mang theo các thợ thủ công để dạy người Thái nghệ thuật làm đồ gốm. Ngày nay nhiều nhà sưu tập rất hăm hở tìm cho được “Đồ gốm Sangkhalok”.

Một thành tựu chính yếu của Vua Ramkhamhaeng là việc sửa lại các loại mẫu tự Khmer thành hệ thống thích hợp để viết các từ của Thái. Mẫu tự do Vua sáng chế vào năm 1283 về cơ bản giống như các mẫu tự sử dụng ngày nay.

Triều Vua Ramkhamhaeng đem lại thịnh vượng và hạnh phúc. Ruộng đồng đều có nước và cá dưới sông. Một phần bản khắc đá có ghi lại như sau: “Thành phố Sukothai này” thật tốt đẹp. Dưới sông có cá, trên ruộng có nước. Vua không đánh thuế những người dân tập họp thành đoàn dẫn bò đi trao đổi hàng hóa và cưỡi ngựa đi bán. Ai muốn buôn bán voi thì cứ việc, Ai muốn buôn bán ngựa thì cứ việc. Ai muốn buôn bán bạc, vàng thì cứ việc”.

Công viên Lịch sử Sukhothai

Vua Ramkhamhaeng cũng đã cho đẩy mạnh phát triển tôn giáo và văn hóa và nhờ những nỗ lực này Đạo Phật đã được phổ biến trong nhân dân. Niềm tin tràn đầy cảm hứng đã khai sinh các loại hình cổ điển kiểu Thái về nghệ thuật tôn giáo. Hình tượng về các tác phẩm điêu khắc Phật Tổ trong kỷ nguyên Sukhothai là những báu vật văn hóa lưu truyền cảm xúc yên bình và thanh thản.

Tổng cộng có 8 đời vua trị vì Sukhothai cho đến khi Sukhothai suy tàn dần dần vào hai triều cuối cùng. Vương quốc Thái đầu tiên đã chấm dứt vào năm 1365 và trở thành nước chư hầu của Ayutthaya, một quyền lực trẻ trung và đang gia tăng sức mạnh về phương nam. Ayutthaya trở thành thủ đô của Thái Lan trước Bangkok.

Những gì của thành phố Sukhothai vĩ đại ngày xưa vẫn còn được bảo tồn: các tàn tích cung điện hoàng gia, đền chùa thờ Phật, cổng, tường, hào, đập chứa nước, mương nước, ao hồ của thành phố. Các con kênh và hệ thống đê điều tiết nước từng là trung tâm về tâm linh và huyền bí của vương quốc ngày nay được Bộ Mỹ thuật bảo tồn và phục hồi trong chương trình hợp tác với UNESCO, nhằm không những tăng cường bản sắc quốc gia Thái Lan mà còn giữ gìn một tấm gương mẫu mực về di sản văn hóa nhân loại. Công viên mở cửa hàng ngày từ 6:00 đến 21:00.

Những bức tường của Thành phố cổ

Những bức tường nằm ở trung tâm công viên lịch sử tại Xã Muang Kao được thành lũy bằng đất bao bọc. Tường được xây theo hình chữ nhật với chiều dài 1800m và chiều rộng 1300m, bao gồm 4 cổng chính: Sangluang ở phía bắc, Namo phía nam, Kamphaenghak phía đông và Oar phía tây. Một bảng khắc đá đề cập đến việc Vua Ramkhamhaeng cho gắn chuông ở một trong số cổng thành để thần dân có thể rung chuông khi cần được giúp đỡ.

Trung tâm dịch vụ cho du khách

Nằm gần Chùa Wat Phra Phai Luang, trung tâm này cung cấp thông tin và điều kiện thuận tiện cho du khách. Mô hình thành phố cổ Sukhothai với các tàn tích và công trình khác cũng được trưng bày tại đây.

Bảo tàng Quốc gia Ramkhamhaeng

Bảo tàng Quốc gia Ramkhamhaeng được xây dựng vào năm 1960 và mở cửa hoạt động ngày 25/01/1964. Bộ sưu tập các vật trưng bày bao gồm những món quà của hòa thượng trụ trì trước đây của Chùa Ratchathani cùng những món được khai quật tại Sukhothai và những tỉnh gần đó, Bảo tàng mở cửa hàng ngày từ 9:00 – 16:00 giờ, ngoại trừ những ngày nghỉ chính thức.

Cung điện hoàng gia và Chùa Mahathat

Nằm ở trung tâm thành phố, Cung điện hoàng gia rộng 160.000 m2 có hào bao bọc được chia làm hai khu vực chính: công trình xây dựng hoàng gia và thánh đường trong cung điện. Trong khu công trình xây dựng hoàng gia có các tàn tích của một công trình tên Noen Phrasat, có thể đó là Sala Phramat của Đức Phật Sala được đề cập trong bản khắc đá Suhothai.

Vào thế kỷ thứ 19 Vua Mongkut đã tìm ra bản khắc đá nổi tiếng của Vua Ramkhamphaeng cùng với một mảnh đá gọi là ” Manangkhasila Asana”. Vua Ramkhamhaeng đã lập ngai ở giữa rừng cây thốt nốt và yêu cầu sư thuyết pháp vào những ngày lễ thánh Phật Giáo còn Vua bàn bạc việc nước tại nơi đây vào thời gian khác. Chiếc ngai sau đó được đặt tại Chùa Phật Ngọc ở Bangkok.

Trong khu vực Cung điện hoàng gia có một thánh đường nằm về phía tây. Đây là ngôi chùa lớn nhất Sukhothai có Bảo tháp chính hình nụ sen và một ngôi chùa đổ nát. Ở chân Bảo tháp có các môn đệ Đức Phật đang cầu nguyện, và trên các bệ là tượng Phật. Phía trước công trình giữ gìn thánh tích trong Tịnh xá trước kia có một tượng Phật ngồi bằng đồng đặc biệt theo kiểu Sukhothai, được Vua Lithai ở Sukhothai cho đúc và đặt tại đây vào năm 1362. Vào cuối thế kỷ thứ 18, tượng được thỉnh rước về Tịnh xá Luang của Chùa Suthai tại Bangkok theo lệnh của Vua Rama 1 và từ đó được đặt tên là Phra Si Sakaya Muni. Phía trước Tịnh xá rộng lớn này là một tịnh xá nhỏ hơn có thể được xây dựng vào thời kỳ Ayutthaya. Bức tượng Phật chính cao 8 mét được đặt ở trong một công trình độc lập. Người ta đã phát hiện ở trước tượng về phía nam có một bức điêu khắc tên là “Khom Dam Din” (người Khmer đến từ lòng đất) và hiện nay lưu giữ tại Phra Mae Ya Shrine gần Tòa Thị chính thành phố Sukhothai. Về phía nam có một Bảo tháp đặt trên bệ nhiều bậc, phần bệ dưới cùng được trang trí hình các thiên thần thật đẹp cưỡi trên lưng quỷ, voi, sư tử làm bằng chất liệu vữa trát. Các bức bích hoạ tô điểm cho các bậc lên Bảo tháp.

Tượng đài kỷ niệm Vua Ramkhamhaeng

Tượng đài tưởng niệm Vua Ramkhamhaeng nằm về phía bắc Chùa Mahathat. Hình tượng vua ngồi trên ngai có tên là Phra Thaen Manangkhasila Asana với phần chân đế có hình chạm nổi miêu tả cuộc đời của vua.

Chùa Chang Rop

Chùa ở khu vực Aranyik, có một Bảo tháp được trang trí với các hình voi từ dưới nền. Phía trước Bảo tháp có nền một Tịnh xá và các cột đá ong.

Chùa Chang Lom

Nằm về phía bắc đường Charot Withithong. Giữa khuông viên chùa có một Bảo tháp hình chuông theo ảnh hưởng của Miến Điện, đặt trên nền vuông có tam cấp được trang trí chung quanh bằng hình thân trước của voi.

Là một công trình kỷ niệm trong thành phố cổ Si Satchanalai. Đây là một Bảo tháp nằm ở trung tâm khuôn viên chùa, có dạng chuông đặt trên 39 con voi: 4 con ở 4 góc được trang trí tỉ mỉ. Phía trên nền Bảo tháp có hốc gìn giữ các bức tượng Phật đang chế ngự Mara.

Loại Bảo tháp trang trí hình voi có rất nhiều ở các thành phố cổ trong thời kỳ Sukhothai , như Kamphaeng Phet và Si Satchanalai.

Bảo tàng Quốc gia Sawankha Woranayok

Cách Sukhothai 38 km, rẽ phải và đi tiếp 2 km đến Bảo tàng này. Nơi đây trưng bày các tượng điêu khắc vào nhiều thời kỳ khác nhau và đồ gốm thời kỳ Sukhothai và từ những tàu chìm trong Vịnh Thái Lan. Bảo tàng mở cửa hàng ngày trừ thứ hai, thứ ba và ngày lễ, từ 8:30 – 16:00 giờ.

Công viên Lịch sử Si Satchanalai

Nằm bên bờ sông Yom ở Xã Muang Kao, Huyện Si Satchanalai. Thành phố cổ này trước đây có tên “Muang Chaliang,” sau được đổi lại là “Si Satchanalai” khi trung tâm hành chính mới được lập để thay thế Chailang dưới triều vua Phra Ruang. Tàn tích của 134 công trình kỷ niệm đã được phát hiện ở công viên này, những điểm hấp dẫn chính là:

Chùa Phra Si Rattana Mahathat

Còn gọi là Chùa Phra Borommathat Muang Chaliang hay Chùa tháp Phra Prang, cách Tường cổ Si Satchanalai 3 Km về phía nam. Một tháp (Prang) rộng lớn làm bằng đá ong đặt trên nền hình vuông nằm ở trung tâm chùa. Phía trước tháp có cầu thang dốc đứng dẫn lên một căn phòng cất giữ thánh tích.

Bảo tháp Chet Thaeo

Là một trong những ngôi đền đẹp nhất ở tỉnh Sukhothai. Các bảo tháp ở đây nằm trong khuôn viên chùa được xây dựng theo nhiều kiểu mỹ thuật và ảnh hưởng. Các bích hoạ dù đã bị hư hỏng nặng nhưng một số vẫn còn thấy được trên các Bảo tháp.

Chùa Nang Phaya

Nổi tiếng với những hình chạm nổi thật tinh tế làm bằng vữa trên các phế tích của bức tường phía tây bắc của “Tu viện” 7 phòng hay còn gọi là đại sảnh “hình”. Các cột của Tu viện được trang trí bằng gốm không tráng men. Bảo tháp trung tâm làm bằng đá ong có cột đèn ở chung quanh và một bậc thang hẹp dẫn lên tháp.

Chùa Khao Suwan Khiri

Đây cũng là ngôi đền trên đỉnh đồi cách đồi Phanom Phloeng khoảng 200 mét. Một bảo tháp khổng lồ hình chuông đặt trên bệ 5 tầng ở trung tâm chùa. Các tàn tích của Tu viện và Bảo tháp cùng những hình thật lớn làm bằng vữa nằm rải rác trên mặt đất. Những nét tương đồng của hình tượng ở đây và chùa Chang Lom tại thành phố cổ Sukhothai khiến ta tin rằng chính Đại đế Ramkhamhaeng của Vương quốc Sukhothai là người đã cho xây dựng ngôi chùa này.

Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Lò nung Celadon

Nằm ở Ban Ko Noi, cách Si Satchanalai khoảng 5 km về phía bắc. Đến nay có hơn 500 lò nung đã được khai quật và một số đồ gốm tráng men ngọc bích hoàn toàn còn tốt được tìm thấy. Lò có hình bầu dục với mái cong và rộng khoảng 7 đến 8 mét.

Trung tâm này có hai toà nhà xây gần hai lò số 42 và 61 trong vùng phát lộ lò nung. Nơi đây trưng bày các món đồ tạo tác và tiến trình phát triển đồ nghề làm đồ gốm thời cổ xưa. Trung tâm mở cửa hàng ngày từ 9:00 đến 12:00 và từ 13:00- 16:00 giờ.

Từ phía bắc Công viên Lịch sử Si Satchanalai du khách lái xe di 6,5 km đến Ban Ko Noi và có thể thấy các lò nung cổ xưa rải rác chung quanh. Từ Huyện Si Satchanalai có thể đi Xa lộ 1201 một đoạn 7 km đến Trung tâm này nằm phía bên trái.

Công viên Quốc gia Si Satchanalai

Trước kia gọi là Pha Kha (đồng cỏ tranh), Công viên là một cánh đồng cỏ tranh thật rộng lớn có các điểm thiên nhiên thu hút khách như Namtok Tak Duan, Namtok Tat Dao, Namtok Sai Khao, Tham Khang Khao. Công viên cách Huyện Si Satchanalai 45 km. Trên Xa lộ 1201 hướng đi Ban Nong O, rẽ trái đi Ban Sarachit sau đó vào đường Ban Kaeng – Ban Pak Kayang – Ban Pa Kha và lái xe cho đến khi gặp văn phòng công viên. Nơi ăn nghỉ được phục vụ tại Bộ phận Công viên Quốc gia, Bộ Kiểm lâm Hoàng gia, ĐT: 0 2562 0760, 0 5561 9214-5. Công viên Lịch sử Si Satchanalai mở cửa hàng ngày từ 8.30 – 16.30.

Loi Krathong và Lễ hội Nến (tháng 10/tháng 11)

Được tổ chức vào ngày rằm tháng 12 âm lịch Thái hàng năm để phục hồi Lễ Loi Krathong trong không khí của thành phố Sukhothai cổ kính có hơn 700 năm. Các hoạt động vui chơi bao gồm cuộc thi thả đèn lồng, thi người đẹp Nang Nopphamat (người đẹp mặc y phục Thái cổ truyền), và đám rước thật ngoạn mục.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *